Du lịch vẫn chờ đột phá visa
Theo ghi nhận của Thanh Niên, trưa 22.1 (ngày 23 tháng chạp), rất đông người dân có mặt tại khu vực gần chùa Trấn Quốc (P.Yên Phụ, Q.Tây Hồ, Hà Nội) để thả cá chép trong ngày cúng ông Công, ông Táo. Tại đây, có ít nhất 2 chiến sĩ Công an P.Yên Phụ, cán bộ P.Yên Phụ… có mặt để vận động, hướng dẫn người dân thả cá đúng nơi quy định.Do nguồn nước dưới hồ Tây bị ô nhiễm, cá chép thả xuống chỉ sống được vài giờ rồi chết nên Công an P.Yên Phụ đã vận động người dân thả cá chép vào xô rồi chở ra sông Hồng.Tuy nhiên, ở một số điểm không có cơ quan chức năng, người dân tự do thả cá xuống hồ. Một lượng cá chép sau khi được thả đã chết ngay lập tức. "Sáng nay, cá chép dưới hồ Tây chết nhiều, chúng tôi phải vớt một lượt rồi. Những con cá gần bờ không bơi được ra giữa hồ mấy tiếng nữa cũng sẽ chết", một cán bộ tại P.Yên Phụ nói.Mang 3 con cá chép đỏ đến thả ở hồ Tây nhưng được lực lượng chức năng hướng dẫn thả vào xô, anh Đinh Văn Du (trú Q.Tây Hồ) chia sẻ, thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời là nét đẹp, tín ngưỡng lâu đời của người Việt. Năm nay, có cả lực lượng công an vận động người dân thả cá chép vào xô rồi chở ra sông Hồng."Chúng tôi rất hưởng ứng hành động này của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, vẫn có một số người không làm theo mà đổ cả tro của bát hương xuống hồ khiến nguồn nước ô nhiễm, nay càng ô nhiễm nghiêm trọng", anh Du nói. Theo quan sát, càng về trưa, người dân thả cá càng đông.Những thí sinh đầu tiên dự thi V-SAT để xét tuyển sớm
Chiều ngày 5.3, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước (thuộc UBND tỉnh Bình Phước) về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.Lễ ký kết bàn giao nhằm thực thi Quyết định số 511/QĐ-BTC ngày 28.2.2025 của Bộ Tài chính về việc điều chuyển nguyên trạng các tài sản là nhà, đất và tài sản khác từ Trường CĐ Bình Phước về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (thuộc Bộ GD-ĐT) để quản lý, sử dụng.Tại buổi lễ, TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước sẽ giúp nhà trường có thêm phân hiệu ở tỉnh, cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong khu vực. Nhà trường sẽ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan để tổ chức tuyển sinh và giảng dạy tại tỉnh Bình Phước trong năm học tới.Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết việc bàn giao này thể hiện cam kết của tỉnh trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên phát triển tài năng và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Đây cũng là một phần trong chương trình phát triển hệ thống giáo dục đại học của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước đó, ngày 3.10.2024, UBND tỉnh Bình Phước và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027.Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường CĐ Bình Phước và cơ sở vật chất, trang thiết bị mới do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỉ đồng.Đến ngày 26.12.2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại tỉnh Bình Phước.
Ông Nguyễn Quang Nhật giữ chức Trưởng ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh Ninh Thuận
Chị Đỗ Thị Huỳnh Hương (32 tuổi) phản ánh mới đây công ty đang làm việc (công ty TNHH MTV ở Q.5, TP.HCM), tổ chức tiệc cuối năm nhưng không đem lại nhiều niềm vui cho nhân viên. Lý do, theo chị Hương, vì phải tham gia trò chơi phản cảm, mang yếu tố dung tục. Cụ thể, mỗi cặp đôi nam nữ lập đội. Thành viên nữ đeo hai quả bong bóng phía trước ngực. Thành viên nam ngậm thanh nhựa nhọn với yêu cầu phải làm bể hai quả bong bóng. Đội nào hoàn thành xong thử thách làm bể cả hai quả bong bóng trong thời gian ngắn nhất sẽ chiến thắng."Tưởng là trò này vui nhưng thực tế làm nhiều người tham gia cảm thấy buồn. Với riêng tôi, thấy phản cảm và thô bỉ. Bởi khi thực hiện động tác của trò chơi, mặt của thành viên nam có thể đụng vào vòng 1 của thành viên nữ. Và thực tế trường hợp đó đã xảy ra", chị Hương kể và cho biết thêm: "Hầu như ai cũng phải tham gia vì đây là quy định "bất thành văn", không được xa rời những trò chơi đồng đội".Trên ứng dụng Threads, một thành viên cũng chia sẻ chuyện công ty (ở Q.Tân Phú, TP.HCM) vừa tổ chức liên hoan cuối năm vào ngày 10.1. MC của chương trình đã hướng dẫn và yêu cầu chơi trò ăn xúc xích. Người chơi phải buộc một đầu sợi dây vào xúc xích, đầu dây còn lại buộc trên người. Thử thách đặt ra là phải lắc lư thân người, xoay hông… sao cho có thể ngậm và ăn được xúc xích. "Mình thấy rất kỳ. Nhiều người khác cũng ái ngại với trò chơi này, đặc biệt là các bạn nữ. Nhưng phải hòa đồng vào tập thể nên chẳng thể từ chối tham gia", thành viên này nói.Cũng theo phản ánh từ thành viên trên Threads, trò chơi "ăn xúc xích" này còn có một biến thể khác nhưng chơi đồng đội, và đã xuất hiện ở một số bữa tiệc cuối năm. Cụ thể, hai đầu dây được buộc vào xúc xích và eo của thành viên nam. Người này phải nhảy theo nhạc. Nhiệm vụ của thành viên nữ là phải cúi thấp người để có thể ăn xúc xích. "Hành động này quá nhạy cảm", "Thật sự ngán ngẩm. Không thể chấp nhận những trò chơi dung tục như thế"… là những chỉ trích của dân mạng.Cách đây không lâu, một nam ca sĩ tổ chức họp fan (người hâm mộ) vào dịp cuối năm. Trò chơi "lắc hông ăn xúc xích" đã xuất hiện trong cuộc gặp này. Sau đó bị nhiều người lên án.Cũng tại những bữa tiệc cuối năm mà các công ty tổ chức để tri ân người lao động sau một năm làm việc, có những thử thách đọc không vấp, không sai câu nói của MC. Tuy nhiên, cái kết là nhiều người bị… quê, đỏ mặt rời sân khấu.Anh Nguyễn Mạnh Kiên (36 tuổi), làm việc tại một công ty lĩnh vực môi trường ở TP.Thủ Đức (TP.HCM), cho biết ngày 15.1 vừa qua có tham gia liên hoan cuối năm. Trong bữa tiệc này, 10 người chơi tham gia thử thách đọc câu "một cây sụ đọt, hai cây đọt sụ, ba cây sụ đọt, bốn cây đọt sụ… bảy cây sụ đọt". "Chẳng một ai có thể đọc mà không bị líu lưỡi, nói lái, đọc lộn và rơi vào tình huống bẽ mặt với đồng nghiệp", anh Kiên kể.Trên TikTok, có rất nhiều video của người dùng phản ánh việc trò chơi đọc theo câu nói của MC ngày càng phổ biến. Điều đáng nói là những câu nói ấy có những cụm từ mà khi nói lái lại mang ý nghĩa dung tục.Từng là người trong cuộc, Huỳnh Thị Diệu Hoa (26 tuổi), kế toán một công ty điện lạnh ở Q.Bình Thạnh (TP.HCM), kể: "Khi đọc nhầm lẫn một cụm từ thành từ lóng thường ám chỉ hành động quan hệ nam nữ, hàng chục đồng nghiệp ở phía dưới cũng như MC cười to. Khoảnh khắc ấy mình chỉ muốn độn thổ".Lê Thành Tân, nghiên cứu sinh tâm lý, Trường ĐH Newcastle (Úc), cho biết qua mạng xã hội, có nhiều video ghi lại hình ảnh những bữa tiệc cuối năm mà các trò chơi xuất hiện khá nhạy cảm, mang tính gợi dục. "Nhân viên các công ty có quyền từ chối nếu cảm thấy trò chơi không đem lại cảm giác thoải mái, tích cực. Một người không thể thay đổi quyết định của ban tổ chức, nhưng nhiều người đồng loạt lên tiếng phản ánh thì ban tổ chức sẽ thay đổi. Phải mạnh dạn từ chối chứ không thể cổ xúy những trò chơi dung tục. Tham gia tiệc cuối năm là để vui vẻ chứ không phải mang sự bực tức vào người", anh Tân chia sẻ và nói thêm: "Các công ty cũng nên lưu ý vấn đề này, để nhân viên không phải bất bình khi buộc phải tham gia các trò chơi vi phạm thuần phong mỹ tục".Theo MC Huỳnh Quang (28 tuổi), ở TP.Hải Phòng: "Trước đây tôi cũng hay khuấy động không khí trong những bữa tiệc liên hoan bằng thử thách nói nhanh không vấp. Tuy nhiên sau đó bị phản ứng và tôi không tiếp tục đưa ra thử thách này. Quả thật, khi đọc nhầm lẫn một cụm từ thành ý nghĩa khác trên sân khấu thì có thể khiến người chơi ngại ngùng suốt thời gian dài"."Thiết nghĩ, có nhiều trò chơi lành mạnh, độc lạ và trí tuệ hơn, vẫn có thể tạo ra không khí vui tươi, thì không nên tổ chức những trò chơi mang tính lố bịch, thô bỉ", MC Huỳnh Quang nói.
Sau 4 ngày xét xử phúc thẩm, ngày 10.1, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đã đề nghị mức án đối với 144 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm trên địa bàn TP.HCM và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.Theo đó, bị cáo Đặng Việt Hà (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 8.2021 - 12.2022) được đề nghị giảm từ 1 - 2 năm tù về tội nhận hối lộ (tòa sơ thẩm tuyên phạt 19 năm tù). Lý do bị cáo đã khắc phục thêm số tiền 2,6 tỉ đồng, có đơn xin giảm nhẹ hình phạt của Công đoàn Cục Đăng kiểm.Bị cáo Trần Kỳ Hình (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 1.2014 - 7.2021) được đề nghị giảm từ 2 - 3 năm tù về tội nhận hối lộ và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Lý do bị cáo đã nộp khắc phục số tiền còn lại 4 tỉ đồng. Trước đó, bị cáo bị TAND TP.HCM tuyên phạt 25 năm tù cho 2 tội danh này.Viện kiểm sát cho rằng, trong thời gian giữ chức vụ Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, bị cáo Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà là những người đứng đầu chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện mọi hoạt động của cơ quan này.Tuy nhiên, các bị cáo đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, buông lỏng, thiếu kiểm tra giám sát, đưa ra chủ trương làm trái quy định của pháp luật để nhận hối lộ. Việc làm này để xảy ra sai phạm, tiêu cực có hệ thống, trong thời gian dài trên cả nước.Bị cáo Trần Kỳ Hình đã nhận tiền hối lộ 7,1 tỉ đồng để bỏ qua các sai phạm trong việc cấp phép đủ điều kiện hoạt động trung tâm đăng kiểm. Đó là các sai phạm trong quá trình kiểm định phương tiện, thẩm định hồ sơ thiết kế phương tiện đăng kiểm. Bị cáo còn duyệt cấp đủ năng lực cho 63 hồ sơ của các cơ sở đóng tàu trái quy định pháp luật.Bị cáo Đặng Việt Hà, sau khi được bổ nhiệm làm Cục trưởng, đã đưa ra các chủ trương, chỉ đạo nâng mức hưởng lợi của mình đối với số tiền nhận hối lộ. Vì vậy, bị cáo Hà phải chịu trách nhiệm chung về tổng số tiền nhận hối lộ là 40,2 tỉ đồng, hưởng lợi 8,55 tỉ đồng.Đối với kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của 142 bị cáo còn lại, Viện kiểm sát cho rằng, tại cấp phúc thẩm, nhiều bị cáo không đưa ra được những tình tiết giảm nhẹ mới nên không có cơ sở chấp nhận kháng cáo đối của 85 bị cáo. Vì thế, Viện kiểm sát chỉ đồng ý chấp nhận kháng cáo xin giảm hình phạt của 41 bị cáo, đề nghị giảm từ 6 tháng đến 3 năm tù. Trong đó, năm bị cáo được đề nghị cho hưởng án treo.Riêng kháng nghị của Viện KSND TP.HCM đề nghị tăng hình phạt đối với 18 bị cáo, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM cho rằng với tính chất hành vi của các bị cáo thì có 5 bị cáo mà bản án sơ thẩm đã tuyên phạt là phù hợp. Vì thế, Viện kiểm sát rút kháng cáo, giữ nguyên hình phạt đối với 5 bị cáo này.Còn lại 13 bị cáo, theo Viện kiểm sát, toà án cấp sơ thẩm tuyên còn quá nhẹ, không phù hợp với tính chất, mức độ hành vi phạm tội. Do đó, Viện kiểm sát đề nghị tăng hình phạt đối với các bị cáo này từ 6 tháng đến 2 năm tù.
Vì sao số thí sinh lớp 12 TP.HCM đạt giải học sinh giỏi thấp hơn năm trước?
Honda mới đây khiến không ít khách hàng phải "giật mình" khi công bố bảng giá mới cho các mẫu mã ô tô đang phân phối tại Việt Nam. Trong đó đáng chú ý, mẫu xe thể thao Civic Type R được điều chỉnh giá tăng mạnh, lên mức 3 tỉ đồng.Cụ thể, theo bảng giá bán mới cập nhật trên website của Honda Việt Nam, từ đầu năm 2025, Honda Civic Type R sẽ áp dụng giá bán cho duy nhất tùy chọn phiên bản, ở mức 2,999 tỉ đồng. Nếu so với mức giá trước đó được liên doanh xe Nhật công bố và áp dụng xuyên suốt từ thời điểm trình làng khách Việt thông qua Triển lãm Ô tô Việt Nam 2022, giá bán mới đã điều chỉnh tăng tới 600 triệu đồng (từ 2,399 lên 2,999 tỉ đồng). Mức tăng này bằng hẳn số tiền bỏ ra để mua một chiếc sedan hạng B như Honda City hay Toyota Vios.Mặc dù vậy, tới thời điểm hiện tại, ngoài thay đổi mức giá trên website, hãng xe Nhật không chia sẻ thêm về nguyên nhân cụ thể của lần điều chỉnh này, cũng không thông báo về việc Civic Type R có thêm nâng cấp trang bị hay không.Thực tế, Civic Type R cũng không phải mẫu xe thương mại mà Honda Việt Nam đặt kỳ vọng cao về doanh số. Báo cáo bán hàng của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) 3 năm gần nhất cho thấy, kể từ thời điểm mở bán tại VMS 2022 đến nay, mẫu xe thể thao nhà Honda mới chỉ bán ra khoảng 30 xe. Điều này đồng nghĩa, trung bình mỗi tháng, Honda Việt Nam bàn giao được vỏn vẹn 1 xe Civic Type R.Mặc dù vậy, điều này cũng không quá khó hiểu phiên bản thể thao này vốn dĩ khá kén khách. Điểm khác biệt lớn nhất trên Honda Civic Type R so với Honda Civic bản thường nằm ở khả năng vận hành. Civic Type R trang bị khối động cơ tăng áp 2.0 lít VTEC Turbo sản sinh công suất cực đại 315 mã lực và mô-men xoắn cực đại 420 Nm. Trong khi, Honda Civic thường đang phân phối tại thị trường Việt Nam chỉ sử dụng động cơ tăng áp 4 xi-lanh 1.5 lít có công suất 176 mã lực và mô-men xoắn 240 Nm.Với sức mạnh lớn hơn đi kèm hộp số sàn thể thao, rõ ràng Honda Civic Type R hướng tới khách hàng đặc biệt, mua xe để thỏa mãn sở thích lái xe cá nhân và đam mê tốc độ. Do đó, mẫu xe này không phải lựa chọn dành cho gia đình mà sẽ là chiếc xe thứ 2, thứ 3 trong nhà.Ngoài ra, phiên bản này cũng có nhiều khác biệt và điểm nhấn về ngoại hình với những chi tiết thể thao đậm nét như bộ mâm đúc 19 inch, bên trong là kẹp phanh hiệu Brembo. Cánh lướt gió thiết kế mới, giúp tăng lực ép phía sau xe, tăng tính thể thao cho tổng thể.Nội thất Honda Civic Type R 2023 phối hai tông màu chủ đạo đỏ và đen đặc trưng của dòng xe thể thao Honda. Vô lăng và ghế trước bọc da lộn, thiết kế đồng hồ dành riêng cho chế độ +R. Màn hình cảm ứng trung tâm 9 inch bổ sung ứng dụng Honda LogR giúp lưu lại các thông số thực tế khi vận hành trong trường đua. Ngoài ra, hệ thống giải trí bao gồm kết nối Apple CarPlay, Android Auto không dây và hệ thống loa Bose tiêu chuẩn.Tại Việt Nam, Honda Civic Type R 2023 không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp, nhưng có những đối trọng sở hữu những đặc tính tương tự như Subaru WRX (2 tỉ đồng) và sắp tới là Hyundai Elantra N (giá dự kiến hơn 2 tỉ đồng).